Bồ Đề Đạo Tràng và Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bodhgaya.
Chúng tôi đến Gaya khá sớm, bao mướn xe cả ngày để đi thăm Bồ Đề Đạo Tràng và một số chùa Phật quốc tế ở Bodhgaya. Chúng tôi thuê 2 xe Tata 4x4 với tài xế, một người nói được tiếng Anh, còn người kia chỉ nói tiếng Ấn. Tata là một hảng xe nổi tiếng của Ấn, gần đây mọi người biết đến Tata qua xe "siêu rẻ" Tata Nano.
Từ ga xe lửa, chúng tôi đi thẳng đến Bodhgaya để thăm Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple). Mùa nầy rất nhiều sư Tây Tạng về đây hành hương. Xin mời vào trang web Mahabodhi Temple để xem hình ảnh của Bồ Đề Đạo Tràng. Chung quanh ngôi chùa chính (Stupa), có 3 đường đi vòng quanh chùa để Phật tử đi thiền và cầu nguyện (đường 1, 2, 3 trong hình dưới đây).
Du khách và Phật tử được mang giày đi quanh đường 1, nhưng phải bỏ giày ra nếu muốn đi đường 2 và 3, và vào trong chùa chính. Stupa ở giửa Bồ Đề Đạo Tràng do Vua Asoka xây vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bồ Đề Đạo Tràng được tu sửa nhiều lần, lần đầu do Vua Gupta vào thế kỹ thứ 7 A.D. Sau đó Bồ Đề Đạo Tràng được tu sửa đàng hòang vào năm 1883 và được chánh phủ Ấn cho mở rộng vào năm 1956, kỹ niệm Phật Đản Phật lịch năm 2500. Bồ Đề Đạo Tràng là nơi linh thiên nhất của Phật Giáo. Tượng Phật ở Bồ Đề Đạo Tràng được tạc bằng đá đen (Black stone) do vua Pala của xứ Bengal tặng. Tượng Phật nầy được sơn một lớp sơn bằng vàng (gold).
Ai muốn có hình tượng Phật nầy với độ phân giải cao (high resolution) free để in ra, xin liên lạc với tôi.
Sau khi thăm Bồ Đề Đạo Tràng, chúng tôi viếng chùa Nhật, chùa Tây Tạng và Chùa Việt Nam. Chùa Việt Nam ở đây được xây sau các chùa của những xứ Phật giáo khác (Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, Nhật, Tây Tạng...), nhưng rất "hòanh tráng" và đẹp. Đó là Việt Nam Phật Quốc Tự do Thầy Thiện Huyền đứng ra xây cất. Nếu ai muốn biết thêm về Thầy Thiện Huyền và chùa Việt Nam ở đất Phật, xin vào website của VNPQT. Chùa rất rộng, và thầy đang xây thêm một tòa nhà 3 tầng để Phật tử và tu sĩ có chổ ở khi đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Chúng tôi nghĩ trưa ở VNPQT. Đáng tiếc là Thầy Thiện Huyền đi vắng, nên chúng tôi không được gặp Thầy.
Buổi chiều đi thăm khu hang động mà Đức Phật Thích Ca đã tu khổ hạnh trước khi tìm ra trung đạo và giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Động Mahakala (Dungeswari), cách Bodhgaya 12 km, nằm lưng chừng ở một ngọn núi thấp. Chúng tôi đi qua làng quê của tỉnh Bihar, một tỉnh nghèo nhất nước Ấn. Đường rất xấu vì đang sửa, chúng tôi chạy dọc theo sông Niranjana (còn có tên là Falgu), mùa nầy khô như sa mạc.
Sau khi qua một cánh đồng đầy bông cải vàng (mustard field) rất đẹp, chúng tôi đến chân núi dưới động Mahakala.
Đường lên động được tráng xi măng sạch sẻ, dể đi.
Rất nhiều người lớn và trẻ con ăn xin ngồi hai bên đường dưới chân núi. Tôi nhớ lại cảnh những người ăn xin ở Núi Bà Đen Tây Ninh khi tôi đi thăm núi nầy vào năm 1992. Bây giờ thì cảnh nầy gần như không còn nửa ở VN, nhất là ở các nơi nhiều du khách.
Sau khi đi thăm động về, chúng tôi ghé vào một nhà hàng Tàu để ăn cơm tối. Đồ ăn Tàu ở đây đã bị lai Ấn. Một điều làm tôi ngạc nhiên nhất là Ấn không có nước tương và tàu hủ, và gần như món ăn nào cũng có cari! Sau khi ăn xong chúng tôi về chùa VN nghĩ ngơi trước khi ra ga xe lửa tiếp tục đi Varanasi. Xe và tài xế kiên nhẫn chờ chúng tôi đến gần nửa đêm để chở chúng tôi trở lại nhà ga Gaya. Họ nằm chờ trong xe trong cái giá lạnh của Bodhgaya vào mùa Đông, thật tội, người lao động ở đâu cũng khổ!
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Tôi rất thìch đi thăm quê hương của vị từ phụ tôn quý nhưng chưa có dịp vì nhiều lẽ... cám ơn đạo hữu có những bài viết để chia sẻ cho những người chưa có dịp như tôi.
ReplyDeletenhân đây tôi cũng xin mạn phép được hỏi xin tấm hình tượng phật vàng chuẩn với độ phân giải cao để có thể in ra ...
Xin cám ơn rất nhiều..
xin liên lạc theo địa chỉ email thaonguyenlotus@gmail.com