Saturday, February 27, 2010

Chùa Bái Đính, Ninh Bình.

Như tôi đã nói ở trang blog trước, tháng Giêng là tháng người Việt đi chùa, càng nhiều chùa, càng tốt. Hàng ngàn người đã và đang đến viếng chùa Bái Đính, một ngôi chùa đang xây, lớn và đẹp nhất VN ở gần các khu du lịch nổi tiếng của Ninh Bình như Tam Cốc Bích Động, Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An...
Chùa Bái Đính được xem là chùa lớn nhất Đông Nam Á, và là chùa có nhiều pho tượng Phật nhất và có tượng Phật to nhất VN (xin vào trang Wikipedia Việt nầy để biết thêm chi tiết).
Chúng tôi đến thăm chùa Bái Đính (BĐ) cổ trước, sau đó mới thăm chùa Bái Đính mới. Chùa cổ nằm ở trong một động đá (cave) nhỏ ở trên một ngọn núi gần chùa mới. Đường vào chùa cổ rất hẹp và xấu, tốt nhất là nên mướn "xe ôm" để vào chùa. Sau khi đến chân núi, chúng tôi phải leo hàng trăm bậc thềm bằng đá để lên đến chùa. Đường dể đi, nhưng người già và yếu tim chắc không leo lên nổi.
 
Sau khi thăm chùa BĐ cổ, chúng tôi lấy xe ôm trở lại chùa BĐ mới. Chùa vẫn còn đang trong giai đọan xây cất, nhưng Phật tử đã đến thăm chùa mới nầy từ mấy năm nay rồi. Bây giờ, 3 ngôi chùa chính và tháp chuông đã xây xong. Đường đi từ cổng vào chánh điện với hàng trăm tượng Phật La Hán, và sân chùa đang trong giai đọan hòan chỉnh. Nếu bạn nào có dịp đến Ninh Bình, nên đến thăm ngôi chùa nầy. Nhưng nên tránh ngày rằm, weekends, vì sẻ đông người lắm!

 
Xin các bạn vào trang web "chùa Bái Đính" để xem chùa cổ và hình mới nhất của chùa mới.

Cấy lúa ở Việt Nam

Cách đây mấy hôm, tôi có dịp đi Ninh Bình để thăm lại chùa Bái Đính. Trên đường đi từ Hà Nội đến Ninh Bình trên quốc lộ 1A, tôi đã thấy nông dân cấy lúa suốt dọc đường xuyên qua tỉnh Hà Nam, Ninh Bình. Bây giờ Tết đã qua, nông dân lo cấy vụ lúa Đông Xuân. Chúng tôi rời Hà Nội từ sáng sớm khi mặt trời mới mọc, cho đến khi về mặt trời đã lặn, lúc nào cũng thấy nông dân cấy lúa trên đồng! Ông bà ta có câu: "tháng giêng là tháng ăn chơi", nhưng có lẽ chỉ áp dụng cho dân thành thị mà thôi, còn dân quê thì "tháng giêng là tháng cấy cày"! Cảnh nông dân cấy lúa rất đẹp và nên thơ, nhưng nghĩ lại thì cũng hơi buồn. Nông dân VN đã biết cấy lúa từ lâu rồi, nhưng có lẻ những cảnh "chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa" sẽ còn tồn tại cho đến trăm năm nửa?
 
Các bạn nào muốn xem thêm cảnh cấy lúa, xin nhấn chuột vào trang web nầy.

Monday, February 22, 2010

Hành hương xứ Phật.

Cuối tháng Giêng 2010, chúng tôi đi du lịch Ấn Độ, trước là thăm các di tích lịch sử liên quan đến Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, sau là viếng một vài nơi nổi tiếng của xứ Ấn (Taj Mahal, sông Hằng...). Tôi sẻ kể rỏ chi tiết về cuộc du hành nầy sau, xin các bạn trở lại. Bây giờ mời các bạn xem một số hình ảnh của chuyến đi nầy ở trang web: Trip to India.

Saturday, February 20, 2010

Du Xuân Đà Lạt

Trước Tết, vào lúc có lễ hội hoa Đà Lạt, chúng tôi có đi tour "Du Xuân Đa Lạt" do công ty Văn Hóa Việt tổ chức. Ở VN bây giờ đi du lịch rất dể vì hầu hết các địa điểm du lịch ở VN đều có tours. Các công ty du lịch ở VN mở ra như nấm. Muốn đi chơi đâu, bạn chỉ cần đăng ký vài ngày trước khi đi là có người lo hết cho bạn, chổ ăn, chổ ở, chổ đi chơi với người hướng dẫn.
Chúng tôi đi tour bằng xe bus, bắt đầu đi vào khỏang 6 giờ sáng tại Saigon. Đòan ghé lại ngả ba Dầu Giây để ăn sáng. Sau đó đòan tiếp tục lên đường đi ĐL. Thường bus tour chạy khỏang 2 giờ là dừng lại một lần để bà con ăn uống, tham quan và đi "rest room". Điểm tham quan đầu tiên là khu du lịch thác Damb'ry ở Bảo Lộc. Sau khi thăm thác Damb'ry, đòan ăn trưa tại nhà hàng trong khu du lịch nầy.
ĐL là một nơi thơ mộng, là nơi honeymoon của các cặp vợ chồng mới cưới.  Đòan chúng tôi có khỏang hơn 50 người, nhưng đã có 8 cặp mới cưới đi hưởng tuần trăng mật! Chúng tôi lấy nhau lâu rồi, nên mọi người bảo là đi "hấp hôn". Khi mới bắt đầu đi, anh hướng dẩn viên mời mọi người tự giới thiệu về mình với đòan để cuộc đi chơi thân mật hơn. Tôi chỉ giới thiệu mình là dân Tây Ninh, đã về hưu, không cho ai biết mình là Việt kiều cả. Sau nầy tôi biết trên xe còn nhiều Việt kiều Mỹ nửa, nhưng không ai nói ra cả.
Khi tôi về VN lần đầu vào năm 1992, Việt kiều Mỹ (VKM) rất có "giá". Ai cũng muốn đến gặp mình để chào hỏi, kể cả nhiều người bà con xa lắc xa lơ cũng lặn lội đến thăm! Bây giờ mình về không ai biết, mà chả ai để ý hết trừ những người thân. Việt kiều bây giờ mất giá rồi, vì nhiều VKM còn "nghèo" hơn nhiều người sống ở VN nửa. Bây giờ đường phố Saigon, Hanoi đầy xe hơi, và nhiều xe sang nửa (Lexus, BMW, Mercedes...). Có VKM nào dám bỏ ra 50's ngàn USD để mua một xe Toyota Camry? hay 60-70 ngàn USD để mua Toyota RAV4? Còn Lexus, BMW thì chắc không VKM nào dám rớ tới (giá trên 100 ngàn USD!).
Vì vậy mà tôi không ngạc nhiên chút nào khi không có ai trong đòan "khoe" mình là VKM cả. Nhưng về sau, khi mọi người tương đối thân nhau hơn, thì có một ông (khỏang 60's) thú nhận mình là VKM, có vợ Philippines, và đây là lần đầu ông trở về VN sau hơn 35 năm. Ông rất cãm động về sự cởi mở, lòng hiếu khách của những người trong đòan. Ông đã lì xì cho 8 đôi vợ chồng mới cưới mỗi cặp 5 USD mới.
Sau khi rời Bảo Lộc, đòan thăm thác Prenn, xong về nghĩ đêm và ăn tối ở ĐL. Hôm sau đòan thăm công viên hoa ĐL, đây là nơi tôi thích nhất vì rất nhiều hoa lan trưng bày ở đây. Bạn nào yêu hoa nên đến viếng ĐL, nhất là lan hài.
 
Chúng tôi còn được thăm nhiều phong cảnh đẹp của ĐL như:
 Nếu bạn nào lâu lắm rồi chưa đi ĐL, tôi khuyên bạn nên đi thăm thành phố mộng mơ nầy. Bạn nào muốn vừa ngắm cảnh đẹp và nghe nhạc thì xin vào trang web nầy.

Friday, February 19, 2010

Chùa Vĩnh Nghiêm, Bắc Giang.

Hôm mồng 4 Tết tôi có dịp đi Bắc Giang và viếng chùa Vĩnh Nghiêm. Đối rất nhiều người Việt Nam, khi nói đến Vĩnh Nghiêm là người ta nghĩ ngay đến ngôi chùa đồ sộ, đẹp đẻ ở đường NKKN, quận 3, Saigon. Thật ra ngôi chùa Vĩnh Nghiêm gốc là ở Bắc Giang, đả có từ thời đầu vua Lý Thái Tổ (1010-1028). Đây là một ngôi chùa cổ Việt Nam với kiến trúc rất giống nhiều chùa cổ ở miền Bắc. Ông tổ của phái Thiền tông Việt Nam (Thiền Trúc Lâm) là vua Trần Nhân Tông đã đến chùa Vĩnh Nghiêm thọ giới từ bỏ ngai vàng để đi tu. Nếu bạn nào có dịp đi Lạng Sơn, sẻ đi ngang Bắc Giang, bạn nên dừng chân nơi đây để vãng cảnh chùa. Tất cả hình ảnh chùa Vĩnh Nghiêm đã được đăng trong trang web chùa Vĩnh Nghiêm.

Monday, February 15, 2010

Đi chùa ngày Tết

Theo tập tục của nhiều người VN, Tết phải viếng đền, chùa để cầu may mắn, tay qua nạn khỏi, làm ăn phát tài trong năm mới. Hôm qua, mồng 2 Tết, tôi đã "theo" vợ và các anh chị em bên vợ đi chùa Vua ở Hanoi. Chùa Vua là một trong những chùa cổ ở VN, lịch sử chùa bắt đầu gần 1000 năm, tương đương với cố đô Thăng Long. Hằng năm, từ mồng 5 đến mồng 9 tháng giêng, kỳ thủ khắp nơi tìm về chùa Vua lễ tiên Đế Thích và so tài điều binh khiển tướng trên bàn cờ to trong sân chùa.
Nhiều người còn cố gắng đi cho được 10 chùa (thập tự) thì mới được nhiều lộc. Trong mấy năm ăn Tết ở Hanoi, tôi đã viếng một số chùa cổ nổi tiếng ở miền Bắc, tôi có chụp hình những chùa tôi đã đến thăm trong mấy năm qua và ghi lại trong trang web Buddhist temples in Vietnam.

Saturday, February 13, 2010

Giao Thừa

Hôm nay sáng mồng 1 Tết Canh Dần, viết vài hàng gọi là "khai bút" cho năm mới!
Tối qua tôi đã đi ngủ sớm không thức đón Giao Thừa như mấy năm trước. Nhưng đến nửa đêm, tiếng pháo đùng, đùng đã đánh thức tôi dậy. Tôi đang sống ở nhà vợ gần hồ Hòan Kiếm, nên nghe rỏ tiếng pháo bông nổ lắm. Ở Hanoi, người ta có thói quen đến tụ tập quanh hồ Hòan Kiếm, ăn uống, nghe nhạc và chờ ngắm pháo bông (người Bắc gọi là pháo hoa) lúc giao thừa. Sau khi xem pháo bông xong, mọi người đi hái lộc và trở về nhà "xông đất". Tối qua khi thức dậy, vợ tôi đã đi chùa gần nhà lễ Phật đầu năm,  xin một ít "lộc" mang về nhà. Lộc đây là một cành lá cây, một cây mía, một nhánh hoa... Những thứ nầy mang thêm một nghĩa bóng nửa là "tài lộc".
Tôi từ nhỏ sống ở Saigon, nhưng chưa bao giờ ăn Tết ở SG cả, cho nên không biết dân SG ăn Tết như thế nào? Cứ Tết đến là tôi về quê ở một làng nhỏ thuộc tỉnh Tây Ninh để ăn Tết cùng gia đình. Vào những năm trước 75, quê tôi chưa có điện, nên sau khi ăn cơm chiều (cúng Ông Bà), là trời đã tối rồi. Cả nhà ngồi quây qua quần bên cây đèn "măng xong" nói chuyện, rồi đi ngủ trước khi giao thừa đến! Rồi đến khi sang Mỹ sống, chuyện Tết nhất gần như không có ở nhà tôi. Tôi chưa bao giờ biết thức để đón giao thừa cả.

Friday, February 12, 2010

Tôi về hưu.

Mới đây mà tôi về hưu đã hơn 3 năm rồi, thời gian qua nhanh thật!
Tôi còn nhớ là năm 2006, khi  đúng 60, tôi quyết định về hưu non (early retired) sau khi biết mình được hưởng bảo hiểm (health insurance) giống như khi còn đi làm. Mặc dầu lương hưu (pension) của mình chỉ còn bằng 1/3 số lương hiện có, và vẩn chưa  đủ tuổi để lảnh tiền social security (SS) của chánh phủ Mỹ. Theo tuổi của tôi, đến năm 66 tuổi rưởi, tôi mới có quyền lảnh tiền SS 100%. Các bạn ở VN chắc hơi ngạc nhiên vì đến 60 thì "phải" về hưu rồi, như vậy đâu phải là sớm? Thật ra tôi làm cho một công ty tư nên việc về hưu rất flexible (co dản), bạn làm càng lâu (nếu công ty vẫn còn mướn bạn!) thì lương hưu càng cao. Vì vậy đã có người vì quá thích làm việc hay vì cần tiền hay vì lý do gì khác đã phải tiếp tục đi làm cho đến hơi thở cuối cùng. Tôi không muốn bàn về việc về hưu sớm hay muộn ở đây, mỗi người mỗi cảnh, không thể nhìn phiếm diện bên ngòai mà phê bình người khác được.
Trời sanh trời nuôi!
Có nhiều tiêu nhiều, có ít tiêu ít!
Khéo ăn thì no, khéo co thì ấm!
Tri túc tiện túc, đải túc hà thời túc?
Những câu nầy đã giúp tôi sống an nhàn trong những năm về hưu.
Thật ra nguyên nhân sâu sa nhất để tôi quyết định về hưu sớm là vì tôi vừa cưới vợ vào năm 2005! Chắc ai cũng phải ngạc nhiên, bạn có "điên" không? Vừa lấy vợ lại nghỉ hưu thì tiền đâu mà sống? Hay là phải nghỉ làm mới còn đủ sức làm "bổn phận" làm chồng?
Nói đùa vậy thôi, tôi muốn về hưu vì muốn hưởng thú điền viên, đi chơi đây đó. Sau hơn 30 năm làm việc, mình phải sống một tí cho mình chớ! Tôi may mắn là có người vợ đồng ý 100% với tôi, không khuyên chồng tiếp tục kiếm tiền, mà đồng ý cùng tiêu tiền với chồng! Vợ tôi, mặc dầu có bằng Bác sĩ, nhưng thích trồng trọt, trồng cây kiển còn hơn tôi (vốn là kỹ sư Canh Nông chánh hiệu!).
Bây giờ chúng tôi sống 2 nơi, mùa lạnh thì bay về VN, đầu Xuân thì bay lại Mỹ, như những con chim, mỗi năm phải di cư một lần để tránh cái lạnh giá của mùa Đông.