Friday, March 19, 2010

Trái cây ở VN

Một trong những điều sung sướng nhất khi ở VN là ăn trái cây, nhất là trái cây nhiệt đới. Bây giờ ở VN có bán nhiều trái cây xứ lạnh nhập cảng như lê, táo, nho... Nhưng ở VN, tôi chỉ thích ăn trái cây nhiệt đới mà thôi. Khi tôi còn nhỏ ở miền Nam, mùa nào có trái cây của mùa đó, nhưng bây giờ nông dân tiến bộ biết dùng những phương pháp khoa học để cây có thể ra trái bất cứ mùa nào! Bây giờ các bạn có thể ăn sầu riêng, thanh long, nhản... quanh năm, không cần đợi tới "mùa" nửa. Bất cứ lúc nào, người ta cũng có thể mua trái cây mình thích.
Một số trái cây bày bán ở một chở nhỏ ở Bắc Giang vào đầu Xuân.
Trái cây nhiệt đới ở VN rất đa dạng, ngon và rẻ hơn nhiều so với trái cây nhiệt đới bán ở Mỹ, Canada.
Chỉ còn vài ngày nửa là tôi phải đi Mỹ rồi, vì thế ngày nào tôi cũng cố ăn trái cây, như mít, mảng cầu (na), xòai, ổi, nhản, sa-bô-chê, bưởi...Ăn cho đả để sang Mỹ không có mà ăn!

Wednesday, March 17, 2010

Đi thăm Côn Sơn - Kiết Bạc.

Tháng giêng là tháng người VN đi chùa, đền để cầu phước, lộc, may mắn, mạnh khỏe trong năm mới. Việc đi viếng các đền rất là phổ biến, nhất là trong giới kinh doanh và quan chức ở VN. Ở miền Bắc, rất nhiều người đến viếng  các đền như đền Bà Chúa Kho (Bắc Ninh) vào lúc trước Tết và sau Tết. Ngôi đền nổi tiếng này được những người làm ăn kinh doanh đặc biệt hay lui tới vào dịp đầu năm để đi “vay tiền” Bà Chúa Kho và trả lễ vào dịp cuối năm. Quanh năm, đền Bà Chúa Kho đông khách vào ra thắp hương xin lộc. Trong thời gian sống ở Hà Nội, tôi đã đi thăm một số đền và đã chụp hình ghi lại trong trang web "Temples".
Ngòai các đền thờ các "Bà Chúa", còn rất nhiều đền thờ các anh hùng, liệt sỉ Việt Nam. Tuần trước tôi có đi thăm các đền chùa ở Côn Sơn Kiếp Bạc ở Hải Dương. Ở Côn Sơn có đền thờ hai danh nhân VN mà ai cũng phải biết là Nguyễn Trải và Chu Văn An. Còn ở Kiếp Bạc có đền thờ một nhà quân sự đại tài nhất trong lịch sử VN là Trần Hưng Đạo. Xin các bạn vào trang web Temples để xem hình ảnh mới nhất về khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Ở miền Bắc có lợi là có thể đi thăm nhiều di tích lịch sử VN mà trước đây chúng ta chỉ biết qua sách vở. Chúng ta có thể thăm Gò Đống Đa ngay trong thành phố Hanoi, nơi mà hàng ngàn quân Tàu đã bị vùi xác khi xâm lăng VN vào năm 1789. Nếu bạn nào đã về hưu và có nhiều thời giờ rảnh, bạn nên ra miền Bắc và đi thăm các di tích lịch sử  để hiểu rỏ hơn về đất nước VN.

Friday, March 12, 2010

Du lịch Ấn Độ: phần 4.

Xe lửa  từ Varanasi đến Gorakhpur.

Chúng tôi ở chùa Đại Lộc đến khỏang 20:00 giờ thì Thầy TQ đưa chúng tôi ra ga Varanasi để tiếp tục cuộc hành trình đến Gorakhpur. Tàu đi Gorakhpur số 5003, sẻ chạy vào lúc quá nửa đêm (0:30 giờ). Thầy TQ rất nhiệt tình, Thầy đòi ở lại chờ cho đến khi tàu chạy Thầy mới an tâm về chùa. Chúng tôi nói mải Thầy mới chịu về. Chúng tôi chờ đến hơn 0:30 vẫn chưa thấy tàu 5003 đến. Kinh nghiệm với lần đi trước, tôi lắng nghe loa phát thanh mới biết là tàu 5003 sẻ đến trể. Khỏang hơn giờ sau có một tàu đến, không biết là tàu số mấy nửa, chúng tôi kéo vali chạy theo tàu đến toa AC2, chị Q. và anh L. nhanh chân lên toa AC2 trước, tôi và bà xã đến sau thì thấy họ lại kéo vali xuống tàu. Chị bảo không phải tàu 5003! Thế là chúng tôi lục tục kéo vali về chổ củ ngồi chờ. Trời lạnh, không có đủ chổ ngồi, trời đã khuya (hơn 2 giờ sáng), chúng tôi quá mệt mỏi. Chắc Phật đang thử thách xem chúng tôi có đủ ý chí tiếp tục đi hành hương không? Cháu B. thấy mọi người "đừ" quá, đề nghị tìm khách sạn ngủ qua đêm và hôm sau bay về New Delhi, không đi xe lửa nửa! Nhưng may quá, khỏang gần 3 giờ sáng thì tàu đến, chúng tôi tỉnh hẳn người ra, kéo vali chạy theo tàu để lên toa AC2 là toa ngủ của chúng tôi. Lần nầy thì đúng là tàu số 5003, chúng tôi quá mệt, chỉ còn đủ thì giờ cởi giày và leo lên giường ngủ, quên cả việc khóa các vali lại với nhau. Hai lần đi trước, vợ tôi sợ mất vali khi mình ngủ say, nên dùng dây xích khóa các vali lại với nhau. Cũng may, trong suốt các chuyến đi xe lửa ở Ấn, không ai bị mất gì cả.
Đến Gorakhpur trời đã sáng, chúng tôi vừa xuống tàu thì có một ông người Ấn đến xin giúp mang vali chúng tôi ra xe. Tôi sợ đây là  người khuân vác mướn, nên bảo là có người chờ rồi. Nhưng ông nầy hỏi chúng tôi có phải người VN không, anh là người của chùa Linh Sơn đến đón. Tối hôm qua chị Q. (chị dâu vợ tôi, cũng là trưởng đòan) có nhờ sư cô Trí Thuận trụ trì chùa Linh Sơn cho người đến đón chúng tôi, sư cô bảo sẻ cho đệ tử là Minh Tâm đến đón. Chúng tôi cứ nghỉ Minh Tâm là một sư cô VN, nhưng sao bây giờ lại là 1 ông Ấn Độ? Để cho chắc chắn, chị Q. gọi sư cô Trí Thuận thì mới biết Minh Tâm là ông Ấn Độ nầy!
Đòan được đưa về chùa Linh Sơn ở Kushinagar, cách Gorakhpur 56 km. Đến chùa Linh Sơn, Sư cô Trí Thuận niềm nở đón tiếp và cho chúng tôi ăn sáng. Sau đó chúng tôi đi thăm nơi Đức Phật nhập Niết Bàn, nơi hỏa thiêu Đức Phật ở Kushinagar và một số chùa quốc tế ở đây.
Tất cả hình các chùa VN ở Ấn và một số chùa quốc tế khác đã được đăng trong trang web "Buddhist Temples".
Trước khi đi Ấn, chúng tôi định sang thăm nơi Đức Phật sinh ra ở Lumbini, Nepal, rất gần Kushinagar. Nhưng không may là bắt đầu tháng 1-2010, du khách sau khi đến Ấn không được trở lại Ấn trong vòng 2 tháng. Chúng tôi không thể ở lại Nepal 2 tháng nên đành phải hủy bỏ chuyến đi Lumbini, chắc là duyên chưa đủ! Sau nầy sư cô Trí Thuận có cho chúng tôi biết là khách hành hương vẫn có thể sang Lumbini và trở lại Ấn trong vài ngày, nếu có sự "thỏa thuận" với nhân viên Ấn ở cửa khẩu sang Nepal. Thôi chờ dịp khác vậy. Chùa Linh Sơn ở Kushinagar có nhiều phòng cho khách mướn giá khá rẻ, nhiều khách hành hương ngọai quốc đã nghĩ tại đây khi đến thăm Kushinagar.

Đi xe lửa về lại New Delhi.

Sau khi ngủ một đêm ở Kushinagar, đòan trở lại ga Gorakhpur để lấy xe lửa về New Delhi vào lúc 16:35 giờ. Ga Gorakhpur là nhà ga sạch nhất trong những nhà ga chúng tôi đã ghé qua. Ga rộng rải, sạch sẻ, không có người nằm la liệt dưới sân ga như ở ga Varanasi và Gaya. Tại đây lại có phòng đợi có chổ ngồi tử tế. Minh Tâm đưa chúng tôi vào phòng chờ, và bảo xe lửa sẻ đậu ngay trước phòng chờ khi đến giờ. Chúng tôi có thể ngồi trong phòng chờ cho đến khi xe lửa mình đến (tàu số 2555). Ga nầy khá văn minh, có bảng điện tử ghi rỏ số tàu và giờ khởi hành. Tôi đi qua, đi lại để giết thì giờ, nhìn lên bảng nhiều lần vẩn thấy tàu 2555 đi New Delhi sẻ khởi hành đúng 16:35. Đến gần 16:35, vẩn chưa thấy tàu nào đến cả, không lẻ tàu đi trể mà không báo trên bảng điện tử nầy? Bảng điện tử chỉ 16:25, và tàu 2555 vẫn ghi đi đúng giờ, chỉ còn 15 phút nửa thì tàu khởi hành, sao chưa có tàu đến đây? Nhìn quanh sân ga chổ chúng tôi ngồi, không thấy hành khách nào chờ cả, nhưng ở sân ga cách phòng đợi chừng hơn 100 m, có 1 xe lửa nằm đó từ lâu, và hành khách đang nhốn nháo lên tàu. Linh tính báo tôi biết chắc có chuyện gì không ổn đây. Tôi vội vàng chạy đến xe lửa đang đậu, nhìn kỷ lưởng chung quanh để xem số tàu, không thấy số tàu đâu cả. May quá, có một vài nhân viên xe lửa đang đứng tán gẩu gần đấy, tôi vội đến hỏi có phải là tàu 2555 đi New Delhi không? Một ông gật đầu và nói 10 phút nửa tàu sẻ chạy! "Thôi chết rồi", chắc trể tàu mất! Tôi chạy nước rút trở lại phòng đợi để báo cho mọi người, và tất cả kéo vali chạy "bán sống bán chết" đến tàu. Chúng tôi tìm xong phòng mình, an vị,  thì tàu cũng im lặng từ từ lăn bánh rời ga Gorakhpur! Xe lửa đi hay đến đều im lặng, không ai báo là tàu sắp khởi hành, cũng không có còi tàu hú lên gì cả! Thật là may mắn, chúng tôi đã không trể tàu về New Delhi, chuyến tàu duy nhất đã khởi hành đúng giờ trong chuyến đi Ấn nhiều kỹ niệm nầy!

Wednesday, March 10, 2010

Du lịch Ấn Độ phần 3: Varanasi

Đi xe lửa từ Gaya đến Varanasi và thăm sông Hằng.

Chúng tôi đến ga xe lửa Gaya gần nửa đêm, anh tài xế giúp chúng tôi tìm chổ chờ tàu đi Varanasi. Cả sân ga đầy người nằm không chổ đi, mọi người quấn kính trong chăn vì trời lạnh, nằm chen nhau như xếp cá mòi! Chắc đây là những người không nhà đến ngủ tạm ở đây, vì không thấy ai có vẻ chờ tàu đến cả. Ngòai những người nằm ngủ, còn rất đông người chờ tàu đứng, ngồi dọc theo đường rầy. Anh tài xế dắt chúng tôi lên tầng trên của nhà ga để ngồi chờ với một số người ngọai quốc khác (có vẻ là sinh viên Hàn Quốc). Không có người Ấn nào được lên đây chờ hoặc nằm ngủ. Không có băng ghế nào ở đây cả, chúng tôi đành ngồi bệt xuống sàn nhà, dựa vào tường để ngồi chờ.

Đến gần giờ tàu chạy (1 giờ sáng), chúng tôi xuống đường rầy số 1 để chờ xe lửa đi Varanasi. Đã hơn 1:00 giờ, vẫn chưa thấy xe lửa đến, hỏi ra mới biết là tàu đến trể! Đến gần 2 giờ sáng, mọi người ùn ùn chạy sang đường rầy số 2. Hỏi thăm một hành khách biết tiếng Anh, chúng tôi mới biết là tàu đi Varanasi đổi sang đường số 2! Ở nhà ga có 1 hệ thống phát thanh báo các tin tức nầy bằng tiếng Ấn và tiếng Anh, nhưng vì đứng xa loa phóng thanh và quá ồn nên chúng tôi không nghe gì cả. Chúng tôi vừa sách vali vừa chạy sang đến đường số 2, thì tàu vừa đến. May mắn, chúng tôi sau cùng cũng lên được đúng toa xe của mình! Bây giờ phải ráng ngủ ngay vì còn 4 giờ nửa là tới Varanasi rồi.
Khỏang hơn 6 giờ sáng là tàu đến Varanasi. Varanasi là một thành phố khá to của Ấn, nên nhà ga cũng rất rộng. May mắn là vừa xuống tàu, đã có Thầy Tường Quang ra đón. Thầy Tường Quang đang lo xây một ngôi chùa VN đầu tiên tại Sarnath (cách Varanasi 12 km), nơi Đức Phật giảng Phật Pháp đầu tiên cho 5 người bạn cũng là 5 đệ tử đầu tiên của Ngài (Kinh Chuyển Pháp Luân).
Thầy TQ đã chờ chúng tôi từ 5 giờ sáng, Thầy còn bảo là đã mướn xe từ tối qua, vì phải đi ra ga sớm, nên Thầy đã bảo tài xế mang xe đến chùa ngủ từ tối hôm trước! Thật chưa có ai tử tế với người lạ như Thầy, vì Thầy chưa biết chúng tôi là ai  (chúng tôi được người quen ở Tòa ĐS VN ở New Delhi giới thiệu trước). Thầy TQ cho xe đi ra sông Hằng ngay để chúng tôi kịp đi thuyền và ngắm mặt trời mọc trên sông Hằng.
Varanasi là một trong những những thánh địa của người Ấn. Thành phố có hơn 3 triệu dân (2001), nhưng hàng năm có hơn triệu người Ấn và du khách ngọai quốc đến viếng. Những người theo Ấn Giáo (Hindu) tin tưởng rằng tắm sông Hằng sẻ rửa được tội lổi của họ. Họ còn tin rằng chết ở sông Hằng sẻ giúp linh hồn họ thóat cảnh luân hồi, vì vậy rất nhiều người theo Ấn Giáo đã đến đây chờ chết và đốt xác vất xuống sông Hằng.
Chúng tôi may mắn đến sông Hằng trước khi mặt trời mọc vào một ngày không sương mù. Mặt trời mọc trên sông Hằng thật đẹp và thơ mộng.

Mời các bạn vào trang web Ganges River để xem hình ảnh sông Hằng.
Sau hơn một giờ dạo chơi trên sông Hằng, chúng tôi được Thầy TQ đưa đi thăm vườn Lộc Uyển, tháp Chuyển Pháp Luân ở Sarnath. Hai anh tài xế người Ấn chạy xe thật khủng khiếp, đường hẹp và đầy xe, người đi bộ, mà các tài xế nầy chạy như trên xa lộ không người! Tài xế taxi ở Hà Nội, Sài Gòn chạy nhanh, nhưng không bằng một phần của 2 tài xế Ấn nầy. May mà không tai nạn nào xảy ra.
Sau khi thăm vườn Lộc Uyển và Tháp Chuyển Pháp Luân, Thầy đưa chúng tôi về chùa Đại Lộc, ngôi chùa Thầy đang xây. Chúng tôi ăn trưa và chiều với Thầy ở đây, thức ăn đạm bạc nhưng rất ngon và đầy tình người. Thầy TQ gốc người Thủ Đức, đã du học ở Ấn 10 năm, sau khi về VN ở 1 năm, Thầy quyết định trở lại Sarnath để xây chùa. Ở Sarnath đã có nhiều chùa Phật của các xứ khác như Tích Lan, Tây Tạng, Thái..., nhưng chưa có chùa VN. Bạn nào muốn biết rỏ tình trạng xây cất chùa Đại Lộc xin vào website Phật Giáo Nguyên Thủy.

Tuesday, March 9, 2010

Du lịch Ấn Độ phần 2: Bồ Đề Đạo Tràng ở Bodhgaya

 Bồ Đề Đạo Tràng và Việt Nam Phật Quốc Tự ở Bodhgaya.

Chúng tôi đến Gaya khá sớm, bao mướn xe cả ngày để đi thăm Bồ Đề Đạo Tràng và một số chùa Phật quốc tế ở Bodhgaya. Chúng tôi thuê 2 xe Tata 4x4 với tài xế, một người nói được tiếng Anh, còn người kia chỉ nói tiếng Ấn. Tata là một hảng xe nổi tiếng của Ấn, gần đây mọi người biết đến Tata qua xe "siêu rẻ" Tata Nano.

Từ ga xe lửa, chúng tôi đi thẳng đến Bodhgaya để thăm Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi Temple). Mùa nầy rất nhiều sư Tây Tạng về đây hành hương. Xin mời vào trang web Mahabodhi Temple để xem hình ảnh của Bồ Đề Đạo Tràng. Chung quanh ngôi chùa chính (Stupa), có 3 đường đi vòng quanh chùa để Phật tử đi thiền và cầu nguyện (đường 1, 2, 3 trong hình dưới đây).

Du khách và Phật tử được mang giày đi quanh đường 1, nhưng phải bỏ giày ra nếu muốn đi đường 2 và 3, và vào trong chùa chính. Stupa ở giửa Bồ Đề Đạo Tràng do Vua Asoka xây vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên. Bồ Đề Đạo Tràng được tu sửa nhiều lần, lần đầu do Vua Gupta vào thế kỹ thứ 7 A.D. Sau đó Bồ Đề Đạo Tràng được tu sửa đàng hòang vào năm 1883 và được chánh phủ Ấn cho mở rộng vào năm 1956, kỹ niệm Phật Đản Phật lịch năm 2500. Bồ Đề Đạo Tràng là nơi linh thiên nhất của Phật Giáo. Tượng Phật ở Bồ Đề Đạo Tràng được tạc bằng đá đen (Black stone) do vua Pala của xứ Bengal tặng. Tượng Phật nầy được sơn một lớp sơn bằng vàng (gold).

Ai muốn có hình tượng Phật nầy với độ phân giải cao (high resolution) free để in ra, xin liên lạc với tôi.
Sau khi thăm Bồ Đề Đạo Tràng, chúng tôi viếng chùa Nhật, chùa Tây Tạng và Chùa Việt Nam. Chùa Việt Nam ở đây được xây sau các chùa của những xứ Phật giáo khác (Miến Điện, Thái Lan, Tích Lan, Nhật, Tây Tạng...), nhưng rất "hòanh tráng" và đẹp. Đó là Việt Nam Phật Quốc Tự do Thầy Thiện Huyền đứng ra xây cất. Nếu ai muốn biết thêm về Thầy Thiện Huyền và chùa Việt Nam ở  đất Phật, xin vào website của VNPQT. Chùa rất rộng, và thầy đang xây thêm một tòa nhà 3 tầng để Phật tử và tu sĩ có chổ ở khi đến thăm Bồ Đề Đạo Tràng. Chúng tôi nghĩ trưa ở VNPQT. Đáng tiếc là Thầy Thiện Huyền đi vắng, nên chúng tôi không được gặp Thầy.
Buổi chiều đi thăm khu hang động mà Đức Phật Thích Ca đã tu khổ hạnh trước khi tìm ra trung đạo và giác ngộ dưới gốc cây Bồ Đề ở Bồ Đề Đạo Tràng. Động Mahakala (Dungeswari), cách Bodhgaya 12 km, nằm lưng chừng ở một ngọn núi thấp. Chúng tôi đi qua làng quê của tỉnh Bihar, một tỉnh nghèo nhất nước Ấn. Đường rất xấu vì đang sửa, chúng tôi chạy dọc theo sông Niranjana (còn có tên là Falgu), mùa nầy khô như sa mạc.

Sau khi qua một cánh đồng đầy bông cải vàng (mustard field) rất đẹp, chúng tôi đến chân núi dưới động Mahakala.

Đường lên động được tráng xi măng sạch sẻ, dể đi.

Rất nhiều người lớn và trẻ con ăn xin ngồi hai bên đường dưới chân núi. Tôi nhớ lại cảnh những người ăn xin ở Núi Bà Đen Tây Ninh khi tôi đi thăm núi nầy vào năm 1992. Bây giờ thì cảnh nầy gần như không còn nửa ở VN, nhất là ở các nơi nhiều du khách.
Sau khi đi thăm động về, chúng tôi ghé vào một nhà hàng Tàu để ăn cơm tối. Đồ ăn Tàu ở đây đã bị lai Ấn. Một điều làm tôi ngạc nhiên nhất là Ấn không có nước tương và tàu hủ, và gần như món ăn nào cũng có cari! Sau khi ăn xong chúng tôi về chùa VN nghĩ ngơi trước khi ra ga xe lửa tiếp tục đi Varanasi. Xe và tài xế kiên nhẫn chờ chúng tôi đến gần nửa đêm để chở chúng tôi trở lại nhà ga Gaya. Họ nằm chờ trong xe trong cái giá lạnh của Bodhgaya vào mùa Đông, thật tội, người lao động ở đâu cũng khổ!

Sunday, March 7, 2010

Du lịch Ấn Độ: đi xe lửa phần 1.

Khi đến New Delhi, Ấn Độ, chúng tôi đều nhận thấy là cảnh đường phố, nhà cửa giống Việt Nam quá. Đường phố chật hẹp, đông đúc, đầy khói bụi. Nhưng có cái khác là ít xe môtô (xe gắn máy) hơn VN. Có lẻ VN là xứ có nhiều xe gắn máy nhất thế giới? Phần lớn xe rất nhỏ, nhưng đường xá hẹp nên nhiều xe xếp kính chiếu hậu ở hai bên cửa xe lại, và chỉ dùng kính ở bên trong xe mà thôi! Có lẻ vì đường hẹp, nên hầu hết taxi ở Ấn là xe Lam (autorickshaw), một lọai xe 3 bánh giống xe "Lam" của hảng Lambretta ở miền quê miền Nam thời thập niên 1960-70. Các xe  taxi nầy được chở 3-4 người trong thành phố lớn như New Delhi, nhưng có vẻ là không giới hạn số người khi dùng ở nhà quê. Người ta ngồi đầy trong xe, và còn đeo bên ngòai xe nửa. Xin các bạn xem hình ở trang web nầy thì rỏ.

Khi ở VN, tôi vẫn nghĩ là tiếng Anh phải thông dụng ở Ấn, ai cũng biết tiếng Anh. Nhưng sự thật thì không như tôi nghĩ, phần lớn người Ấn tôi gặp ở khách sạn, ở ga xe lửa đều nói tiếng Hindi. Một số cũng nói được tiếng Anh, nhưng là thứ tiếng Anh-Ấn rất là khó hiểu!
Trước khi đi, mọi người đều bảo Ấn ở dơ lắm, nhưng khi đến Ấn, đi dạo phố, nhìn hai bên đường phố, Ấn cũng như VN thôi, không dơ như mình nghĩ. Nhưng sự thật phủ phàn đã đến khi chúng tôi đến nhà ga xe lửa. Thật là "horrible"! Đường rầy xe lửa ở mấy nhà ga là "nhà vệ sinh công cộng" của hành khách! Người ta tự tiện đứng tiểu xuống đường rầy một cách tự nhiên và thỏai mái. Các bà ngồi "xã" vào bờ tường ở hai bên đường sắt tự nhiên như ở nhà. Thật ra ở các nhà ga đều có nhà vệ sinh, phải trả một tiền nhỏ khi sử dụng, nhưng chỉ một số it người Ấn dùng tới. Một người bạn VN ở Ấn bảo là nhà vệ sinh ở Ấn khá sạch (với tiêu chuẩn VN), vì ít người Ấn xài các nhà vệ sinh nầy!
Người Ấn xả rác không thua gì VN. Ở một nơi nổi tiếng trên thế giới, Taj Mahal, mà xung quanh bải đậu xe đầy rác! Các danh lam thắng cảnh ở VN còn sạch hơn nhiều.
Một sự việc làm tôi ngạc nhiên nửa là vấn đề kiểm sóat an ninh (security) tại các nơi di tích lịch sử nổi tiếng ở Ấn như Taj Mahal, Pháo Đài đỏ (Red Fort), đền Jama Masjid, Akshardham...Kiểm sóat an ninh hơn cả ở các phi trường hay cả ở các monuments ở Mỹ nửa. Đàn ông và đàn bà phải vào 2 cửa khác nhau, và mọi người phải qua cửa có metal detector, và khám xét người nửa! Riêng ở Akshardham, security là kinh khủng nhất, tất cả mọi người không được mang theo bất cứ cái gì, kể cả điện thọai, máy ảnh. Tất cả các đền đài, nhà thờ... liên quan đến Hồi Giáo, Ấn Giáo đều phải được bảo vệ tối đa. Còn những gì liên quan đến Phật Giáo, như Bồ Đề Đạo Tràng (Mahabodhi temple), Sarnath ..., không có ai xét hỏi gì cả. Chắc là tại vì đang có sự mâu thuẩn giửa Hồi giáo và Ấn giáo ở Ấn.

Đi xe lửa.
Phương tiện di chuyển chánh của chúng tôi ở Ấn Độ là xe lửa. Chúng tôi đã đi xe lửa đêm từ thành phố nầy đến thành phố khác để tiết kiệm thời giờ và...tiền bạc! Tối đến là leo lên xe lửa ngũ, đến sáng hôm sau là  đến một thành phố khác, khỏi mất tiền hotel! Nhưng đi xe lửa ở Ấn không giản dị như chúng tôi tưởng.
Chặng đầu tiên từ New Delhi đến thành phố Gaya, mất khỏang 12 giờ xe lửa. Chúng tôi cần đến Gaya để đi Bodhgaya  thăm Bồ Đề Đạo Tràng, nơi Đức Phật thành đạo. Ga xe lửa New Delhi thật to, rất nhiều platforms (đường rầy) đi khắp nơi trên xứ Ấn. Dựa trên vé tàu, chúng tôi cần đến xe lửa số 2422 để đi Gaya, nhưng không biết tàu nầy ở đâu? Người thì đông như kiến, không thấy bảng chỉ dẩn đâu cả. Muốn hỏi thăm đường thì không biết ai mà hỏi. Sau cùng chúng tôi đành mướn một ông phu khuân vác mang 1 vali  dẩn đường chúng tôi đến platform của tàu số 2422, toa AC2. Ông khuân vác trông có vẻ ốm yếu nhưng rất khỏe, để vali lên đầu, rồi đi thoăn thoắt, qua mấy cầu vượt, sau cùng chúng tôi đã đến được platform tàu 2422, chúng tôi phải chạy theo ông nầy vì chỉ sợ ông lấy mất vali mình thì làm sao đây? Không có ông khuân vác nầy, chắc là chúng tôi không thể tìm được chổ xe lửa đi Gaya! Một điều tôi thấy lạ là người Ấn luôn luôn mang đồ đạc trên đầu, không xách tay như chúng ta. Mấy người phu khuân vác đội 1-2 vali trên đẩu đi một cách dể dàng, nhanh nhẹn. Sau nầy đi nhiều nơi trên xứ Ấn, đâu đâu tôi cũng thấy người Ấn thích đội đồ đạc trên đầu hơn là xách bằng tay (xin xem hình ở trang web "người và thú ở Ấn Độ". Lần đầu đi xe lửa Ấn, chúng tôi sợ trể tàu, nên đến nơi hơi sớm. Theo vé tàu, thì xe lửa chúng tôi sẻ bắt đầu khởi hành vào lúc 17:00 giờ. Nhưng chờ đến hơn 17:00 giờ, tàu vẩn chưa chạy, hỏi ra thì mới biết tàu đi trể 1 giờ. Anh bạn VN đã bảo trước khi đi là đừng lo trể tàu, vì xe lửa Ấn ít khi đi đúng giờ lắm! Bây giờ mình mới thấy là VN Airline còn khá hơn xe lửa Ấn nhiều về việc khởi hành đúng giờ, vậy mà mọi người cứ bảo VN Airline là "Sorry Airline" vì sorry quá nhiều cho việc trể giờ! Không biết phải gọi Hảng Xe lửa Ấn là hảng gì nửa?
Chúng tôi nhờ người quen ở Ấn mua dùm vé xe lửa, cho nên không biết rỏ là vé mình đi lọai nào, được hưởng những gì trên tàu? Vé chúng tôi hạng AC2, mỗi ngăn có 6 giường (xem hình). AC là toa có máy điều hòa (air-conditioned), 2 là hạng nhì. Giường ngủ trên tàu giống như xe lửa VN, nhưng xe lửa VN bề ngang hẹp hơn nên chỉ có 4 giường thôi. Bề ngang đường rầy xe lửa Ấn là  1.6 m   to hơn VN (1 m).
 
Phòng AC2, 4 giường bên phải và 2 giường bên trái lối đi.

Xe lửa Ấn có 5 hạng. Hạng 2 (2nd class) là hạng chót dành cho người nghèo, chỉ có ghế ngồi và chổ đứng mà thôi. Hạng kế là Hạng ngủ (sleeper class) dành cho dân trung lưu. Còn lại 3 hạng sang hơn có điều hòa không khí là AC3, AC2 và AC1. Đến khỏang 7 giờ tối, một người phụ tàu đem phân phát mổi người 1 chai nước to (0.5 L), và hỏi muốn ăn gì, cari gà hay cari chay? Bây giờ chúng tôi mới biết là vé tàu bao gồm luôn ăn tối! Đồ ăn Ấn cái gì cũng cari hết, tôi chọn cari gà, vợ tôi ăn cari chay. Khỏang nửa giờ sau, họ mang đến cho mổi người 1 miếng bánh mì sandwich nhỏ, ở giửa có kẹp bắp cải trộn với sốt gì tôi không biết nửa (giống như coleslaw của KFC), và 1 phít nước nóng để uống trà. Tôi đang đói nên ăn hết miếng sandwich, không thấy gà hay mùi cari đâu cả. Tôi rất là lạ, nhưng không biết hỏi ai, mấy người Ấn ngồi chung phòng chỉ nói chuyện với nhau bằng tiếng Hindu và trông không thân thiện gì cả. Ăn uống xong, tôi nằm xuống giường và định ngủ sớm. Hơn nửa giờ sau, trong lúc tôi đang lim dim ngủ thì anh giúp tàu lại mang cari gà đến! Tôi đã no và mệt nên không ăn cari gà nầy. Sau đó tôi nghe vợ tôi bảo là họ còn mang ice cream đến nửa, nhưng tôi đã ngủ mất rồi!
Còn một chuyện quan trọng cần nói là xe lửa chỉ dừng lại ga Gaya có 5 phút thôi, và không có ai báo là tàu đến ga nào cả. Chúng tôi lo là mình ngủ quên thì không biết phải làm sao đây? Trên đường đi từ New Delhi đến Gaya, tàu ngừng lại nhiều lần, làm sao mình biết ga nào là Gaya mà xuống? May mà B. (cháu vợ tôi cùng đi với đòan) làm quen được một thanh niên nói thiếng Anh giỏi, và anh nầy cũng xuống trạm Gaya. B. đã nhờ anh nầy báo cho chúng tôi biết khi tàu đến Gaya. Chúng tôi đã đến Gaya an tòan vào sáng hôm sau.

Wednesday, March 3, 2010

Dịch Cân Kinh

Cách đây hơn  1 tháng, trời rất lạnh ở Hanoi, nên huyết áp của tôi tăng lên, 140-160. Em tôi là BS khuyên tôi nên uống thuốc để hạ huyết áp và đồng thời phải đi bộ mỗi ngày 1 giờ để giúp cơ thể điều hòa huyết áp. Tôi đã ra tiệm thuốc tây mua ngay thuốc Amlopidin 5mg để uống mỗi ngày 1 viên. Mua thuốc ở VN thật quá dể, bạn có thể mua bất cứ thuốc gì mình muốn mà không cần toa BS! Nhưng coi chừng thuốc giả.
Việc dùng thuốc để giảm huyết áp thì dể, nhưng chuyện đi bộ mỗi ngày 1 giờ ở Hanoi thì "hơi bị khó" đấy. Đường ở HN chật chội, xe cộ tấp nập, đầy khói xe và bụi, muốn đi bộ chắc phải đi lúc 5 giờ sáng! Tại sao không tìm 1 phương pháp tập ở nhà? Thế là tôi search internet và tìm ra Dịch cân kinh ở Youtube. Phương pháp tập khá giản dị mà trông có vẽ nhịp nhàn "bài bản" lắm. Tôi tập thử, và kết quả ngòai sự mong ước của tôi, sau mỗi lần tập huyết áp đều xuống trung bình là 110-115/75-80. Bây giờ tôi không dùng thuốc nửa, nhưng huyết áp vẩn điều hòa 120-130/80-85. Tôi tập DCK để thay đi bộ cho khỏe người nhưng lại được điều hòa huyết áp thì thật là quá tốt!
Tối hôm qua khi đi dạo hóng mát qua phố Tràng tiền, chúng tôi vào 1 tiệm sách, và vô tình vợ tôi tìm thấy 1 quyển sách dạy tập DCK. Tôi đọc qua thì thấy giống hệt DCK mà mình đã tập bấy lâu nay. Cuốn sách tựa là "Thiếu Lâm Khí Công Dịch Cân Kinh Thần Công Hộ Thể" của BS Lê văn Vĩnh. Đây là môn khí công theo trường phái Y Gia. Đọc qua sách nầy mới thấy môn khí công DCK nầy thật là lợi hại. Theo như sách nầy, DCK do Đạt Ma Tổ Sư phổ biến từ năm 526 sau công nguyên để giúp các nhà sư Thiếu Lâm luyện tập để cho khỏe mạnh, chống lại bệnh mà tu tập. Trong tàng kinh các chùa Thiếu Lâm có ghi lại: "DCK là một công phu võ thuật của chùa Thiếu Lâm. Tòan bộ các thức giúp điều hòa lục phủ, ngũ tạng, 12 kinh mạch của cơ thể, cân bằng âm dương, cũng cố gân cốt nhất là phát triển khí và tuần hòan máu huyết trong kinh lạc. Gia tăng sức khỏe, làm chậm tiến trình lảo hóa và kéo dài tuổi thọ".